Bên cạnh những công năng thông dụng như: điều tiết ánh sáng, chống côn trùng,… rèm cửa vải còn là vật dụng trang trí, giúp chủ nhà thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân. Cùng Anna Blinds tìm hiểu 9 lời khuyên khi lựa chọn rèm vải nhé !
1. Phân biệt rõ rèm và màn
Trong khái niệm chuyên ngành, rèm vải (curtains) có kiểu dáng, kết cấu và mục đích sử dụng rất khác màn vải (drapes). Tuy nhiên, khá nhiều khách hàng chưa phân biệt được 2 sản phẩm này. Khi lựa chọn sai, cả công năng sử dụng lẫn tính thẩm mỹ sẽ bị đảo lộn; gây mất mỹ quan, làm căn phòng thiếu sự nhất quán và nhiều vấn đề phát sinh về sau.
Theo quan niệm Châu Âu, rèm cửa là những tấm vải được làm từ chất liệu nhẹ như: voan, lụa, vải tổng hợp…, treo trên thanh rèm gắn cố định tại các khung cửa lớn ở phòng khách với ban công, làm vách ngăn thông phòng, hay gian phòng thờ. Mục đích chính là tạo ra sự riêng tư. Theo thời gian, rèm cửa khi được kết hợp hài hòa với nội thất còn là điểm nhấn cho một gian phòng hoàn hảo, thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ.
Trong khi đó, màn vải lại được cấu tạo từ những vật liệu dày hơn, mục đích chính là điều tiết ánh sáng, thích hợp nhất cho các ô cửa sổ nhỏ phòng ngủ. Màn cửa hiện đại đã phát triển lên một tầm cao mới. Chỉ với một chiếc remote cầm tay, chủ nhà có thể đóng mở rèm một cách thuận tiện. Ngoài ra, hệ thống rèm còn được tích hợp với các thiết bị smarthome, cho phép gia chủ điều chỉnh đóng/mở theo thời gian thực…
2. Chọn loại vải phù hợp
Chất liệu vải đóng vai trò quan trọng bậc nhất khi lựa chọn lắp đặt rèm cửa. Lựa chọn của bạn là rất nhiều, tuy nhiên có 2 yếu tố chính cần phải cân nhắc gồm:
– Lượng ánh sáng muốn điều tiết và tầm nhìn
– Gu thẩm mỹ và cách kết hợp với nội thất gian phòng
3. Lựa chọn màu rèm để tạo điểm nhấn
Lối lựa chọn màu rèm cơ bản là đồng nhất với phần còn lại của nội thất. Điều này được hầu hết các chuyên gia thiết kế sử dụng bởi tính an toàn. Gia chủ sẽ được hưởng thụ một không gian nhẹ nhàng, hài hòa giữa yếu tố chi tiết và tổng thể. Tuy nhiên bạn cũng có thể phá cách để thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân bằng việc lựa chọn màu rèm tương phản với tổng quan nội thất như: light blue/grey với white, brown với light grey,… Lúc này, bức màn sẽ là trọng tâm của gian phòng, hãy cân nhắc và sử dụng các chất liệu vải tốt nhất.
4. Cân nhắc lựa chọn rèm họa tiết
Ngoài các loại rèm truyền thống đơn sắc, bạn cũng có thể sử dụng rèm thêu hoặc in họa tiết để tạo ra những nét mới cho tổng thể thiết kế. Trong trường hợp này, các chuyên gia thường ưu tiên rèm họa tiết nếu nội thất sử dụng một màu đồng nhất. Bên cạnh đó kết hợp thêm các vật dụng in họa tiết khác như thảm trải sàn, đệm lót,…
5. Chọn chiều dài rèm phù hợp
Xu hướng chiều dài rèm thịnh hành hiện hay là vừa đủ chớm sàn nhà, sự lay động của dải rèm khi đón gió sẽ tạo thêm không gian thư giãn lý tưởng cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào xu hướng bạn sẽ đánh mất cái gu của mình. Một lựa chọn khác cũng được nhiều gia đình sử dụng là rèm buông sàn (gần giống các mẫu đầm dạ hội). Với lựa chọn này, gia chủ sẽ thể hiện là một người quý phái, lịch thiệp và hoài cổ. Trường hợp gia đình có trẻ nhỏ, lựa chọn tốt nhất là dùng rèm cao hơn sàn từ 1 đến 3cm. Ở những ô cửa nhỏ bạn cũng có thể may chiều cao rèm tương đương với các cửa đi trong phòng để tạo tính nhất quán trong cùng 1 không gian.
6. Đừng bỏ qua chiều rộng của rèm
Khi đã lựa chọn được chiều dài, hãy quan tâm tới độ rộng rèm cửa. Để lựa chọn đúng kích thước, bạn cần lưu ý hai yếu tố sau:Chiều rộng vị trí khung cửa lắp rèm, mức chi phí lắp rèm.
7. Rèm trang trí và phụ kiện
Việc lắp đặt không chỉ đơn giản là khoan, gá, và treo rèm. Để bộ rèm cửa phát huy đúng công năng, bạn cần bổ sung thêm các loại phụ kiện một cách hợp lý. Nguyên tắc là không cần quá cầu kỳ, đơn giản mà tinh tế. Ngoài ra, tùy thuộc vị trí lắp đặt và nhu cầu sử dụng nên kết hợp thêm một lớp rèm mỏng tạo sự nhẹ nhàng và điều tiết ánh sáng một cách phù hợp. Hãy chọn màu tương đồng để nâng cao hiệu ứng thị giác cho bức rèm chính.
8. Cân nhắc sử dụng rèm nhiều lớp
Khu vực cửa sổ là nơi rèm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Dù gia chủ có sử dụng chất liệu vải rèm tốt đến đâu, thì theo thời gian bức rèm vẫn sẽ bị phai màu. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia thường sử dụng rèm nhiều lớp, thông thường sẽ kèm theo một lớp lót với chất liệu vải mỏng nhẹ. Ngoài tính năng bảo vệ rèm chính, lớp lót còn có tác dụng điều tiết ánh sáng. Tạo ra một gian phòng lung linh, mờ ảo, rất phù hợp với các ô cửa đón ánh nắng trực tiếp. Ở trường hợp còn lại, nếu gian phòng bị khuất sáng, lớp lót sẽ không còn cần thiết. Bạn nên cân nhắc trước khi lắp đặt.
9. Lựa chọn vải rèm theo yêu cầu vệ sinh, bảo dưỡng
Lựa chọn vải rèm theo yêu cầu vệ sinh, bảo dưỡng 6 tháng là thời gian khuyến nghị quý khách hàng nên vệ sinh rèm cửa. Tuy nhiên, tùy vào chất liệu vải và vị trí lắp đặt mà thời gian vệ sinh có thể thay đổi khác nhau. Chẳng hạn như:
- Rèm ban công tiếp xúc khói bụi nhiều, bạn nên giặt rèm định kỳ 3 tháng một lần.
- Rèm cửa phòng ngủ hay cửa chính có thể sử dụng được lâu hơn nhưng không quá 6 tháng.
- Nếu cửa sổ đóng kín thường xuyên, bạn cũng có thể giặt rèm sau từ 4 đến 6 tháng sử dụng.